🚢Ngành Dầu khí

  • Ngành dầu khí là một ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, đóng góp lớn cho GDP và ngân sách nhà nước, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến, và kinh doanh dầu khí. Bên cạnh những thành quả đạt được, các doanh nghiệp ngành dầu khí hiện đang đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc trước diễn biến khó lường của thị trường dầu mỏ thế giới, các mỏ dầu khí suy giảm sản lượng tự nhiên; những bất cập trong cơ chế, chính sách đầu tư,...

  • Những biểu đồ tài chính phổ biến được dùng để phân tích cổ phiếu thuộc nhóm ngành này:

  1. Cơ cấu nguồn vốn: Doanh nghiệp dầu khí thường có tỷ trọng nợ vay cao, do nhu cầu đầu tư lớn vào các tài sản cố định, chẳng hạn như giàn khoan, tàu thăm dò, nhà máy lọc dầu,…và cần nguồn vay vốn dài hạn để đầu tư vào các dự án khai thác và chế biến dầu khí.

  2. Cơ cấu nợ vay: Nhà đầu tư cần xem xét tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn thường có lãi suất cao hơn nợ dài hạn, do đó, doanh nghiệp có tỷ lệ nợ ngắn hạn cao sẽ phải chịu gánh nặng chi phí lãi vay lớn hơn. Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này cần lưu ý các khoản nợ vay gốc ngoại tệ (USD, EUR, JPY,...), vì sự biến động của tỷ giá có thể tác động đáng kể đến lãi/lỗ tài chính của doanh nghiệp trong kỳ.

  3. Chi phí lãi vay bình quân: Do sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư vào tài sản cố định, chi phí lãi vay mà các doanh nghiệp dầu khí cần phải chi trả không phải nhỏ. Nhà đầu tư cần kết hợp phân chi phí lãi vay và khả năng thanh toán để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp .

  4. Cơ cấu Doanh thu và Chi phí: Trong bối cảnh giá xăng dầu biến động liên tục và khó dự đoán, dù có doanh thu tăng trưởng, song việc chi phí tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp ngành dầu khí. Tuy nhiên doanh thu và chi phí của mỗi nhóm là khác nhau (thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh), sự biến động của giá xăng dầu thế giới đến doanh thu và chi phí của mỗi nhóm là khác nhau. Do đó, nhà đầu tư cần phân tích kỹ lưỡng cơ cấu doanh thu và chi phí để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

  5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Ngành dầu khí là một trong những ngành có mức độ thâm dụng & đầu tư tài sản cố định lớn nên cần phải đánh giá Hiệu quả đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần phải quan sát kế hoạch đầu tư & tiến độ phát triển các dự án lớn định kỳ qua tiêu chí Tài sản dở dang dài hạn.

  6. Hiệu quả quản lý: Đánh giá khả năng sinh lãi của doanh nghiệp, giúp hiểu rõ hơn xem với doanh thu được tạo ra thì có thể chuyển hóa thành bao nhiêu lợi nhuận và so với số vốn sử dụng như thế nào. Đây cũng là chỉ số phổ biến để so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.

  7. Cơ cấu lợi nhuận: Lợi nhuận LDLK thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp ngành dầu khí do các doanh nghiệp này thường liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để nâng cao hiệu quả khai thác. Chẳng hạn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) liên kết với Rosneft (Nga) trong dự án Lô B - Ô Môn, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) có liên doanh với Idemitsu Kosan (Nhật Bản) để vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất,….

Last updated