🏨Ngành Bất động sản dân dụng

  • Bên cạnh ngành Ngân hàng, ngành Bất động sản cũng là một trong những ngành có tỷ trọng lớn nhất trong vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, đối với phần đông người dân Việt Nam hiện tại vẫn đang xem bất động sản như một kênh đầu tư sinh lời.

  • Với các lý do trên, ngành này vẫn là một ngành rất quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế và luôn được Nhà điều hành chính sách quan tâm kiểm soát một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, sự nhảy cảm đối với kinh tế vĩ mô và việc các doanh nghiệp BĐS sử dụng đòn bẩy quá đà là những rủi ro chính và lớn nhất mà Nhà đầu tư cần phải để tâm khi nghiên cứu đầu tư ngành này.

  • Những biểu đồ tài chính phổ biến được dùng để phân tích cổ phiếu thuộc nhóm ngành này:

  1. Cơ cấu nợ vay: Một đặc điểm của ngành bất động sản, để tối ưu hóa nguồn vốn và lợi nhuận, các doanh nghiệp có xu hướng sẽ sử dụng đòn bẩy trong việc phát triển các dự án cũng như các hoạt động kinh doanh khác. Việc đánh giá quy mô đòn bẩy cũng như khả năng thanh toán các khoản vay là vô cùng quan trọng khi phân tích ngành này.

  2. Cơ cấu tài sản dài hạn: Giá trị tài sản quỹ đất doanh nghiệp sở hữu sẽ được phản ánh trong cơ cấu tài sản dài hạn. Điều này cho phép đánh giá tiềm năng quỹ đất còn lại của mỗi doanh nghiệp, kết hợp với các kế hoạch phát triển dự án, có thể dự phóng được động lực tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

  3. Người mua trả tiền trước: Đánh giá quy mô nguồn doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp từ các dự án đang mở bán để dự đoán doanh thu, lợi nhuận trong tương lai. Ngoài ra, người mua sẵn sàng trả tiền trước cho doanh nghiệp cũng sẽ phản ánh được uy tín và thương hiệu của DN trên thị trường.

  4. Chu kỳ tiền mặt: Đánh giá khả năng bán hàng và thu hồi vốn của các doanh nghiệp. Chỉ số này có thể kết hợp với các chỉ số về đòn bẩy để đánh giá rủi ro thanh toán của DN.

  5. Lợi nhuận sau thuế: Ngành bất động sản có đặc điểm phát sinh lợi nhuận không ổn định (lợi nhuận thường đến mạnh mẽ khi các dự án được bàn giao hoàn tất cho khách hàng). Việc theo dõi xu hướng lợi nhuận cùng các hoạt động phát triển dự án sẽ đánh giá được lợi nhuận trong tương lai của DN.

  6. Hiệu quả quản lý: Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Last updated