SmartDragon Hỗ trợ
VI
VI
  • 🖥️SMARTDRAGON PLATFORM
  • 🎯DASHBOARD
    • 📰THỊ TRƯỜNG
      • Chỉ số thị trường
      • Chỉ số biến động
        • Dòng tiền
        • Tác động đến Index
      • Giao dịch nước ngoài
      • Giao dịch tổ chức trong nước
      • Giá trị giao dịch của cổ phiếu
  • 📈SMART INVEST
    • Tổng quan
    • smartScore
    • Biểu đồ tài chính
      • Hệ thống biểu đồ
        • Nhóm biểu đồ doanh nghiệp
        • Nhóm biểu đồ Ngân hàng
        • Nhóm biểu đồ Công ty chứng khoán
      • Cá nhân hóa biểu đồ
    • Báo cáo tài chính
    • Chỉ số tài chính
      • Chỉ số tài chính Doanh nghiệp
        • Chỉ số định giá
        • Cơ cấu dòng tiền
        • Chỉ số hoạt động
        • Chỉ số tăng trưởng
        • Chỉ số hiệu quả
        • Chỉ số thanh khoản
        • Chỉ số cơ cấu tài sản
      • Chỉ số tài chính Ngân hàng
        • Chỉ số định giá
        • Chỉ số tăng trưởng
        • Chỉ số hiệu quả
        • Chỉ số hoạt động
        • Chỉ số cơ cấu tài sản
      • Chỉ số tài chính Công ty chứng khoán
        • Chỉ số định giá
        • Cơ cấu dòng tiền
        • Chỉ số tăng trưởng
        • Chỉ số hoạt động
        • Chỉ số hiệu quả
        • Chỉ số cơ cấu tài sản
    • Báo cáo phân tích
  • 🛑SMART TRADE
    • Khuyến nghị đầu tư
    • Watchlist
  • 🚩SMART PORTFOLIO
    • Danh mục Thận trọng
    • Danh mục Cân bằng
    • Danh mục Tăng trưởng
  • 🔎BỘ LỌC CỔ PHIẾU
    • Tạo bộ lọc
    • Bộ lọc mẫu
      • Bộ lọc mẫu xu hướng
      • Bộ lọc mẫu Smartscore
  • 💟EDU DRAGON
  • 💬BLOG
    • 📗Danh mục đầu tư smartPortfolio theo tháng
    • 📌Phân tích cổ phiếu cùng SmartDragon
      • 1️Quy trình lựa chọn cổ phiếu
      • 2️Lọc cổ phiếu phù hợp
      • 3️Phân tích cổ phiếu
        • 🌋Nhóm ngành Tài nguyên cơ bản
        • 💰Ngành Ngân hàng
        • 🏨Ngành Bất động sản dân dụng
        • 🏭Ngành Bất động sản khu công nghiệp
        • 💡Ngành Điện
        • 🚢Ngành Dầu khí
        • 🛒Ngành Bán lẻ
        • 📈Ngành Chứng khoán
      • 4️Thời điểm mua bán
      • 5️Theo dõi thị trường chung
      • 6️Quản lý danh mục đầu tư theo chuyên gia
    • 💡Kiến thức tài chính và chứng khoán
      • 📑Cấu trúc báo cáo tài chính
      • 🧮Chỉ số thị trường chứng khoán
    • 🎯Đầu tư chứng quyền hiệu quả
      • ⛳Hiểu về chứng quyền
        • ❓Chứng quyền có đảm bảo là gì?
        • 🎤Cách đọc mã chứng quyền
        • 💰Chứng quyền là một sản phẩm đầu tư hấp dẫn
        • 💠Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền
        • ❗Rủi ro khi đầu tư chứng quyền
      • ⛳Các phương pháp đầu tư
      • ⛳Những tiêu chí lựa chọn chứng quyền
      • ⛳Chứng quyền vs CKCS có đòn bẩy tài chính
Powered by GitBook
On this page
  1. BLOG
  2. Phân tích cổ phiếu cùng SmartDragon
  3. Phân tích cổ phiếu

Ngành Chứng khoán

PreviousNgành Bán lẻNextThời điểm mua bán

Last updated 1 year ago

  • Ngành chứng khoán Việt Nam là một trong những lĩnh vực tài chính phát triển nhanh chóng và quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Được thành lập từ những năm đầu 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển đáng kể và đạt được nhiều cải tiến về cơ sở hạ tầng, quản lý và hoạt động thị trường.

  • Bên cạch đó, việc triển khai hệ thống KRX sắp tới sẽ đem lại những sản phẩm giao dịch mới cùng với cơ hội được nâng hạng từ cận biên lên thị trường mới nổi. Điều này đã tạo ra động lực đáng kể cho thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kênh huy động vốn và đầu tư của các doanh nghiệp, thay vì phụ thuộc vào tín dụng và trái phiếu như trước đây.

  • Khi đánh giá tình hình tài chính của một công ty chứng khoán, nhà đầu tư cần quan sát và phân tích các chỉ tiếu quan trọng như: Các chỉ số đòn bẩy (Tỷ lệ nợ/ Vồn chủ sở hữu, Tỷ lệ cho vay ký quỹ / vốn chủ sở hữu); Cơ cấu Doanh thu hoạt động (Môi giới, Tự doanh, Cho vay, Đầu tư,...); Các chỉ số hiểu quả (ROAA, ROAE,...).

  • Dưới đây là những biểu đồ tài chính phổ biến dùng để phân tích cổ phiếu ngành chứng khoán:

  1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động hàng ngày của công ty, khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, và nâng cao hiệu suất hoạt động của công ty. Trong đó, các khoản cho vay, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) và các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) thường chiếm tỷ trọng lớn nhất.

  • Đối với AFS (tài sản sẵn sàng để bán): tài sản chủ yếu là tiền gửi vì vậy đối với khoản mục này có mức độ rủi ro thấp.

  • Đối với FVTPL (thu nhập từ tài sản ghi nhận thông qua lãi/lỗ): là khoản mục có mức độ rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, bóc tách chi tiết vào thuyết minh báo cáo tài chính để tìm hiểu tỷ trọng danh mục đẩu tư => Từ đó, đánh giá chính xác về chất lượng tài sản của doanh nghiệp.

  1. Tăng trưởng cơ cấu doanh thu: Thể hiện xu hướng tăng trưởng 3 nguồn thu nhập chính của Công ty chứng khoán (CTCK). Tăng trưởng tốt về cho vay và môi giới được đánh giá cao hơn vì cho thấy CTCK đang tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi - yếu tố quyết định đến triển vọng tăng trưởng của một CTCK.

  2. Cơ cấu lợi nhuận: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lợi nhuận nhằm đánh giá liệu CTCK có đang tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi hay không.

  3. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận: : giúp đánh giá tình hình kinh doanh của CTCK. Biểu đồ này thể hiện sự thay đổi của doanh thu và lợi nhuận qua các thời kỳ, giúp nhà đầu tư, cổ đông và các bên liên quan có cái nhìn tổng quan về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

  4. Hiệu quả quản lý: Các chỉ số hiệu quả quản lý giúp đánh giá khả năng sử dụng Tài sản và Vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận của CTCK.

  5. Biên lợi nhuận: Đây là một thước đo quan trọng về khả năng sinh lời của CTCK, thông qua 3 chỉ tiêu là Biên lợi nhuận gộp, Biên lợi nhuận HĐ kinh doanh và Biên lợi nhuận ròng.

💬
📌
3️
📈